Một khi xảy ra chiến tranh Trung-Mỹ trên biển Đông, ưu thế chiến thuật lúc ban đầu thuộc về Trung Quốc, do Mỹ cần thời gian điều động lực lượng. >> "Một TQ đáng sợ" trên báo Hoàn Cầu >> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1) Hạm đội 7 - Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngày 24/6, Thời báo Hoàn Cầu "dẫn" nội dung mà báo này nói có nguồn gốc từ trang mạng Quỹ Văn hóa chiến lược Nga cho rằng, trong thời gian Mỹ xâm lược Đông Nam Á trước đây, cảng Cam Ranh luôn tấp nập tàu chiến của quân Mỹ. Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền với giọng điệu quy chụp nói: "Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, tàu chiến của Liên Xô đã thắng tiến đến đây. Hiện nay, quân Mỹ lại muốn quay trở lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã gợi ý rõ ràng là, Mỹ muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, ý đồ cuối cùng là ngăn chặn Trung Quốc". Theo Thời báo Hoàn Cầu, vịnh Cam Ranh của Việt Nam sở dĩ được quan tâm, không chỉ do đây là cảng nước sâu, thích hợp cho tàu chiến cỡ lớn neo đậu, mà còn do nó nằm trên biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, ưu thế địa lý thuận lợi, có ý nghĩa địa-chiến lược quan trọng đối với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Biển Đông là tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Đông Bắc Á và Ấn Độ Dương, là trọng điểm quan tâm của các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước lớn trên thế giới. Đến nay, tranh chấp chủ quyền các hòn đảo trên biển Đông ngày càng kịch liệt. Trong khi đó, Mỹ coi quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương là phương hướng ngoại giao chính của Chính phủ Obama, Mỹ không thể không coi trọng khu vực này, gần đây Lầu Năm Góc đã bắt đầu thực hiện kế hoạch quân sự của chính sách quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Tàu ngầm Hawaii, Hải quân Mỹ. Panetta tuyên bố, Hải quân Mỹ sẽ điều chỉnh lớn việc triển khai lực lượng, trong tương lai sẽ triển khai 60% lực lượng, trong đó có 6 tàu sân bay ở Thái Bình Dương. Mặc dù chính quyền Mỹ luôn phủ nhận, nhưng mục tiêu cuối cùng của những động thái này rõ ràng là ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Báo Hoàn Cầu dẫn lời báo Nga cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông (những vùng biển cũng quan trọng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia), đưa nó vào phạm vi kiểm soát tối đa của Quân đội Trung Quốc, vì vậy họ đã đề ra chiến lược “chống can dự”, hết sức cố gắng giảm đến tối thiểu các hoạt động quân sự của lực lượng bên ngoài ở những vùng biển này. Hiện nay, mặc dù Hải quân Trung Quốc còn kém xa Mỹ về số lượng và tính năng trang bị kỹ thuật, nhưng một khi biển Đông nổ ra xung đột, quân Mỹ cần thời gian điều động binh lực, điều động lực lượng có khả năng chiến đấu với số lượng cần thiết, mới có thể mạnh mẽ can thiệp, vì vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể giành được ưu thế chiến thuật lúc mới bắt đầu. Để có thể ngăn chặn Trung Quốc, Mỹ ra sức củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, đồng thời tích mở quan hệ với các nước khác, phát triển quan hệ đối tác mới. Quân Mỹ bắt đầu đóng quân ở Australia, cam kết cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Philippines, có kế hoạch triển khai tàu chiến ở Singapore, tổ chức diễn tập liên hợp với Thái Lan, Philippines, tranh giành Myanmar với Trung Quốc. Mỹ chuẩn bị triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore. Trong hình là tàu chiến đấu duyên hải USS Forth Worth (LCS-3) của Hải quân Mỹ. Thời báo Hoàn Cầu tự viết: Các nước Đông Nam Á mặc dù là láng giềng của Trung Quốc, nhưng lại coi Trung Quốc là đối thủ để ngăn chặn. Mỹ hết sức tận dụng tình hình này, tăng cường tiếp xúc quân sự với các nước ASEAN, đồng thời đã giành được thành quả rõ rệt. Trong tình hình đó, các căn cứ quân sự tương tự như vịnh Cam Ranh rất quan trọng đối với quân Mỹ. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng: "Mỹ “thành công tận dụng tâm lý lo sợ Trung Quốc” của Việt Nam (!?-PV), đã đặt nền tảng cho tàu chiến quân Mỹ quay trở lại vịnh Cam Ranh. Mặc dù hiện nay tàu chiến quân Mỹ vẫn chưa đến cảng Cam Ranh, người dân Việt Nam cũng hoàn toàn không hoan nghênh đại quân Mỹ, nhưng thời gian mở cửa vịnh Cam Ranh cho quân Mỹ đã không còn xa (!?-PV)". Đương nhiên, điều Mỹ quan tâm nhất là tính minh bạch và có thể dự đoán được của quan hệ quân sự giữa các nước lớn ở châu Á-Thái Bình Dương. Cho dù là Mỹ hay Trung Quốc, cho dù như thế nào đều sẽ không lấy xung đột quân sự làm cái giá để giành lấy quyền chủ đạo khu vực. Các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng không muốn nổ ra chiến tranh. Thời báo Hoàn Cầu viết: chuyên gia và nhà chính trị Nga cũng tranh cãi mạnh mẽ vấn đề Quân đội Nga có nên quay trở lại Việt Nam hay không (Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh năm 2001). Có người cho rằng, là nước đang tìm kiếm vai trò toàn cầu, Nga phải mở rộng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương, theo đó cần quay trở lại vịnh Cam Ranh; cũng có người cho rằng, là quốc gia Thái Bình Dương, Nga cần trước tiên phát triển kinh tế duyên hải miền Đông, bảo đảm sự ổn định khu vực. Tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Hoàn Cầu báo viết: mặc dù quân Nga quay trở lại vịnh Cam Ranh thì cũng chưa chắc đã giành được thành quả quan trọng, huống hồ ở đây còn là “nơi đau lòng” của người Nga. Năm 1989, một chiếc máy bay An-12 của Quân đội Liên Xô đã rơi vỡ ở đây, khiến cho 32 người thiệt mạng. Năm 1995 có 3 chiếc máy bay Su-27 của Quân đội Nga cũng bị rơi ở vịnh Cam Ranh. "Ngoài ra, nếu Nga muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, e rằng cũng khó chịu được khoản tiền thuê khổng lồ, tiêu chuẩn sẽ cao hơn nhiều so với 300 triệu USD/năm vào thập niên 1990". - Thời báo Hoàn Cầu loan truyền thông tin. (Nguồn :: Báo Giáo Dục) |
Home »
Châu Á-Thái Bình Dương
,
Hải quân Mỹ
,
Hải quân Trung Quốc
,
Hạm đội 7
,
Thời báo Hoàn Cầu
» >> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !