Nga đang tập trung phát triển một hệ thống phòng không nhiều tầng dày đặc với S-500, A-235 và các tổ hợp phòng không chủ động khác. >> Khám phá lưới lửa phòng không Syria Hệ thống phòng không của Nga được xây dựng thành nhiều tầng Truyền thông Nga cho biết trong một vài năm tới Nga sẽ bắt đầu xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa nhiều lớp. Thành phần chủ yếu của hệ thống này sẽ là các tổ hợp tên lửa phòng không S-500 và hệ thống phòng thủ chống tên lửa cải tiến A-235 bảo vệ Mosocw. Tuyến cuối của hệ thống này là các tổ hợp bảo vệ chủ động. Theo các chuyên gia quân sự thì một hệ thống phòng không nhiều lớp như vậy không chỉ đảm bảo an ninh cho riêng khu vưc thủ đô, mà còn các mục tiêu quan trọng khác (ví dụ như các khu công nghiệp) trên toàn lãnh thổ Nga. S- 500 Hiện không có nhiều thông tin về tổ hợp tên lửa phòng không này. Chức năng chủ yếu của tổ hợp là tiêu diệt khối tác chiến của các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. S-500 có thể tiêu diệt các khối tác chiến của tên lửa ở đoạn cuối trong quỹ đạo bay. Tổ hợp này được trang bị các radar có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 900 km. Theo một số nguồn thông tin khác nhau thì các tổ hợp này sẽ được đưa vào trang bị ngay trong các năm 2013-2015. Thời gian đầu sau khi triển khai, các S-500 có thể sử dụng tên lửa của các tổ hợp S-400 “Triumph”. Tháng 3/2012 Bộ quốc phòng Nga đã đặt hàng nhà máy chế tạo máy “Avangard” sản xuất các tên lửa có điều khiển dùng cho S-400 và như vậy có thể hiểu rằng Bộ quốc phòng Nga đã bắt đầu mua các tên lửa dùng cho các hệ thống mới (tức S-500). Tên lửa S-400 Hiện nay, các tổ hợp phòng không S-400 “Triumph” đang sử dụng các tên lửa của S-300, nhưng các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đang nghiên cứu thiết kế loại tên lửa riêng cho dùng cho S-400 là 9M96E, 9M96E2 và 40N6M tầm xa. Các tổ hợp S-500 cũng sẽ có các loại tên lửa riêng của mình là 40N6M, 77N6-H và 77N6-N1. Nhiều khả năng các tên lửa này sẽ được đưa vào trang bị trong các năm 2014 và 2015. Ngày 24/12/2012, qua các tuyên bố của Tư lệnh Không quân Nga, trung tướng V. Bondarev, một số thông tin mới về đặc tính kỹ thuật và chức năng của thành phần mới trong hệ thống phòng không nhiều tầng của Nga đã được tiết lộ. Tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ Tổ hợp này có thể đồng thời tiêu diệt 10 mục tiêu là các tên lửa đạn đạo, các đầu tác chiến của các tên lửa có cánh có tốc độ trên siêu âm, kể cả khi tốc độ của các mục tiêu bị đánh chặn này lên tới 7.000 m/s. Để dễ hình dung chúng ta biết rằng tốc độ vũ trụ cấp một (tốc độ cần thiết để để đưa các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo vòng tròn quanh trái đất) chỉ là 7.900 m/s. Tư lệnh V. Bondarev cũng thông báo rằng S-500 có các khả năng vượt trội so với các tổ hợp S-400 đang có trong trang bị của Nga và các tổ hợp MIM-104F Patriot PAC-3 của Mỹ. Không những thế, S-500 còn được sử dụng để bảo vệ các khu vực lớn, các mục tiêu công nghiệp và chiến lược trước các đòn tấn công từ trên không và các đòn tấn công bằng tên lửa . A-235 Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, các tổ hợp S-500 sẽ dần trở thành thành phần chủ yếu trong hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa của Nga. Nó khác với các hệ thống đã có ở chỗ sẽ có hai bộ phận gồm : bộ phận chống máy bay và bộ phận chống tên lửa. Bộ phận chống tên lửa sẽ được tích hợp với hệ thống phòng không bảo vệ Moscow A-235 “Amur”, và cũng sẽ tích hợp với hệ thống A-235 mới “Samolet-M” trong tương lai. Hệ thống A-235 mới sẽ được đưa vào thử nghiệm trong nửa đầu năm 2013. Hệ thống phòng không bảo vệ Moscow mới (Samolet-M) sẽ thay thế hệ thống A-135 đã lạc hậu. Theo số liệu mới nhất, “Samolet-M” sẽ được trang bị các tên lửa đánh chặn cải tiến 53T6 đang được các tổ hợp “Amur” sử dụng. Các tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới có thể mang cả đầu tác chiến hạt nhân và đầu đạn thông thường. Tên lửa A-135 cũ kỹ Các hợp đồng xây dựng hệ thống A-235 đã được ký kết từ năm 1991 và dự án này sẽ kết thúc vào năm 2015. Nhà thầu chính của dự án này là Tập đoàn “Almaz-Antei”, đơn vị đã thiết kế S-300, S-400 và hiện đang thiết kế sản xuất S-500. Theo kế hoạch, A-235 sẽ được trang bị siêu máy tính “Elbrus-3M”, trạm radar “Don-2M” và 2 tuyến phòng thủ chống tên lửa bán kính hoạt động tầm trung và tầm xa. Tất cả các tham số chủ yếu của hệ thống phòng thủ sắp tới này đều được giữ bí mật, nhưng có thể nhận định rằng các hệ thống S-500 có thể trao đổi số liệu với “Samlet-M” để tăng độ chính xác khi tiêu diệt mục tiêu. Hiện nay, hệ số hiệu quả bảo vệ khu vực thủ đô Moscow, theo lời quyền Tư lệnh Bộ đội phòng không và phòng chống tên lửa trực thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội phòng thủ vũ trụ là thiếu tướng A. Demin, đạt 90%, còn các khu vực công nghiệp trung tâm- 60%. Các chỉ số trên sẽ được cải thiện bằng cách đưa vào trực chiến không chỉ các hệ thống S-500 và A-236 mà còn cả các tổ hợp bảo vệ chủ động (KAZ). Các tổ hợp KAZ Nguyên tắc làm việc của KAZ dựa trên nguyên lý tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng các viên bi đường kính đến 30mm ở độ cao đến 6.000m. Vào đầu năm 2012, một số nguồn tin từ Bộ quốc phòng Nga tiết lộ nguyên lý hoạt động của KAZ là các đầu đạn chứa 40.000 viên bi sẽ được bắn về phía mục tiêu với sơ tốc là 1.800 m/s và sau khi nổ ở một độ cao nhất định sẽ tạo thành “một đám mây sắt” có thể tiêu diệt được bất kỳ mục tiêu trên không nào. Các KAZ nói trên sẽ được sử dụng trước hết là bảo vệ các mục tiêu chiến lược: các hầm phóng tên lửa, sở chỉ huy và các đầu mối thông tin liên lạc. Một sở chỉ huy phòng thủ tên lửa của Nga Việc thử nghiệm lần đầu KAZ được thực hiện vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, các mẫu đầu tiên của KAZ được mang tên “Mozyir”. Một trong các cuộc thử nghiệm như vậy đã được tiến hành tại trường bắn Kura và được ghi nhận là thành công. Tuy nhiên dự án về tổ hợp này bị đình hoãn sau đó vì thiếu kinh phí và một sô nguyên nhân kỹ thuật như các máy tính của tổ hợp này chưa đủ mạnh để tính toán khi tiêu diệt các mục tiêu cơ động trên không ( xác xuất tiêu diệt các mục tiêu cơ động thấp hơn so với tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo). Vào giữa năm 2012, Bộ quốc phòng Nga quyết định triển khai lại dự án KAZ vào năm 2013. Để tiếp tục thực hiện dự án này cần phải có các hệ thống máy tính có công suất lớn hơn, đặc biệt là đối với tổ hợp tiêu diệt các mục tiêu có khả năng cơ động cao. Trong trường hợp này các máy tính phải tính được điểm tiếp cận của các tên lửa chống tên lửa hoặc các viên bi với các mục tiêu đang bay ở tốc độ lớn. Nếu như đối với các mục tiêu đạn đạo (bay theo quỹ đạo) nhiệm vụ này trên thực tế là tương đối dễ và có thể giải rất nhanh thì đối với các mục tiêu cơ động nhiệm vụ này phức tạp hơn rất nhiều lần. Các tên lửa đạn đạo hiện đại đã được trang bị không những các khối tác chiến riêng biệt tự dẫn có khả năng cơ động, mà còn các mục tiêu giả với nhiệm vụ chính là gây khó khăn cho việc phân biệt các mục tiêu là các đầu đạn hạt nhân và tiêu diệt chúng. Việc các tên lửa đạn đạo hiện đại (ví dụ như tên lửa R-30 sắp sản xuất của Nga) có thể cơ động trong một không gian rất hẹp cũng gây khó khăn rất lớn cho việc đánh chặn ở đoạn đầu và đoạn cuối của quỹ đạo bay. Lưới lửa phòng không Từ năm 2008 Nga đã bắt đầu xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không thống nhất bao gồm không chỉ các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không của riêng nước Nga mà của tất cả các nước SNG. Trên thực tế, việc thành lập một hệ thống như vậy là một quá trình xóa bỏ ranh giới giữa các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hệ thống phòng không cấp chiến lược và cấp chiến thuật. Bản chất Học thuyết xây dựng một hệ thống thống nhất của Nga là thiết lập một hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không nhiều lớp và nhiều tầng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở các cự ly và độ cao khác nhau. Trong tương lai trong hệ thống này sẽ có các tổ hợp tầm ngắn "Tunguska", "Top-M2", "Pansir"-S1, "Buk" và "Morfei", các tổ hợp tầm trung S-300, "Vitiaz" và tầm xa S-400, S-500, A-235 và có thể là S-1000. Tổ hợp phòng không Pansir Vào đầu năm 2011, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga lúc đó là N. Makarov đã tuyên bố hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới của Nga thực sự là “một cái ô” che chắn lãnh thổ Nga trước tất cả các đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm trung, tên lửa có cánh bắn từ tất cả các hướng- từ trên không, trên biển, từ mặt đất- trong đó có cả tên lửa bay ở độ cao cực thấp, vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và trong bất kỳ tình huống nào”. Giới phân tích cho rằng cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga, sau một thời kỳ tạm hạ nhiệt khi Liên Xô tan rã, đã lại bước vào một vòng xoáy mới. Mỹ chọn con đường bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa bên ngoài lãnh thổ tại các khu vực ở Châu Âu và Đại Tây Dương, còn Nga chọn việc thiết lập lá chắn ngay trên lãnh thổ của mình. |
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !