"Thấy cháy, tôi phi như bay tới vị trí cột điện thì sững sờ khi 6 thợ đứng như trời trồng. Họ vẫn trong tư thế ôm cột điện nhưng gần như đã tắt thở”, anh Nguyễn Thành Luân, 25 tuổi, trú tại xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, tổ trưởng tổ thợ xây lắp điện, người chứng kiến vụ điện giật làm 6 người chết ở Thanh Hóa kể.
Theo lời kể của Luân trên VnExpress, cách đây chừng nửa tháng, anh nhận được thông tin Công ty mía đường Nông Cống muốn xây lắp đường điện hạ thế dài khoảng 800 mét dẫn về phục vụ sinh hoạt cho công nhân nhà máy. Qua nhiều mối giới thiệu, Luân nhận được phần xây lắp công trình theo thỏa thuận miệng với Trưởng chi nhánh điện Nông Cống. Sau đó, anh về quê tìm thêm thợ và lập thành một tổ đưa xuống Nông Cống thuê nhà ở để thi công công trình.
Ngày 1/11, sau khi đào các hố, Luân cho thợ đổ bê tông dựng cột điện trước khi hoàn thành công đoạn cuối cùng là kéo đường dây. 6 thợ được phân công mang tời đi dựng cột tại vị trí cột số 2 (tính từ trạm biến áp về nhà máy đường), còn Luân theo ôtô đi đổ đá tại các vị trí đã đào hố sẵn.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Theo lời kể của Luân trên VnExpress, cách đây chừng nửa tháng, anh nhận được thông tin Công ty mía đường Nông Cống muốn xây lắp đường điện hạ thế dài khoảng 800 mét dẫn về phục vụ sinh hoạt cho công nhân nhà máy. Qua nhiều mối giới thiệu, Luân nhận được phần xây lắp công trình theo thỏa thuận miệng với Trưởng chi nhánh điện Nông Cống. Sau đó, anh về quê tìm thêm thợ và lập thành một tổ đưa xuống Nông Cống thuê nhà ở để thi công công trình.
Ngày 1/11, sau khi đào các hố, Luân cho thợ đổ bê tông dựng cột điện trước khi hoàn thành công đoạn cuối cùng là kéo đường dây. 6 thợ được phân công mang tời đi dựng cột tại vị trí cột số 2 (tính từ trạm biến áp về nhà máy đường), còn Luân theo ôtô đi đổ đá tại các vị trí đã đào hố sẵn.
Anh Luân kể lại tai nạn kinh hoàng. Ảnh: VNE |
14h chiều, anh em thợ người xách nước, người trộn vữa. Khi đổ xong xe đá xuống vị trí cột số 3, Luân đi bộ về cột số 2. "Đến gần, tôi thấy điện bốc cháy, khói và mùi khét tỏa khắp một vùng trên cánh đồng mía thôn Mỹ Quang. Cùng lúc ấy tôi nghe tiếng Nguyễn Hữu Trường (một trong hai công nhân thoát chết) vừa chạy vừa la hét thất thanh, khuôn mặt tái mét như không còn giọt máu”, Luân kể.
Nhận định về nguyên nhân tai nạn, người thanh niên này cho rằng vì tổ thợ thi công xây lắp đường điện ngay dưới đường dây trung thế 35 kV. Đường dây võng thấp, nên khi công nhân dựng cột thì nguồn điện đã phóng qua cây cột điện và tời (cây tó ba chân, được chế tạo bằng sắt thép) và giật chết 6 thợ.
Cũng theo Luân, cả anh và số công nhân thiệt mạng đều là lao động tự do, không ký hợp đồng lao động với đơn vị chủ quản cũng như chưa hề được tập huấn về kỹ thuật xây lắp điện. Họ cũng không hề trang bị bao tay, giày da và các thiết bị bảo hộ.
Theo phản ứng bản năng, tôi phi như bay tới vị trí cây cột điện thì sững sờ khi 6 công nhân đứng bất động như trời trồng giữa trời. Tất cả vẫn đang trong tư thế ôm cây cột điện nhưng gần như đã tắt thở”.
Tới gần miệng hố, phát hiện đứa cháu là Phạm Hùng Nghị thoi thóp thở, Luân túm vạt áo kéo Nghị ra, nhưng ngay lập tức bị nguồn điện giật bắn ra ngoài. Sau đó một nông dân đang bóc lá mía gần đó chạy lại, Luân nhờ gọi về chi nhánh điện đề nghị cắt để cứu thợ. Dòng điện bị ngắt, anh cùng người dân lại kiểm tra hiện trường thì đã quá muộn...
“Người bị cháy mặt, người bị cháy tay, người bị xém tóc..., cảnh tượng vô cùng hãi hùng. May mắn nhất trong nhóm là anh Nguyễn Hữu Trường, quê ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Khi xảy ra sự việc anh này cũng ở ngay sát miệng hố, nhưng vì không chạm tay vào cột điện nên chỉ bị áp lực đẩy văng ra ngoài nên thoát chết”, Luân kể tiếp.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Thanh niên |
Trao đổi với PV báo Dân trí, Ông Ngô Văn Long, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống, cho biết: “Đây là một rủi ro ngoài ý muốn. Chúng tôi đã ký hợp đồng thi công đường điện với Công ty xây lắp điện và xây dựng Phương Anh, ở địa chỉ 17 Lê Chân, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa do ông Nguyễn Quang Trung làm Giám đốc.
Trong quá trình thi công, phía Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống có cử cán bộ giám sát cùng đơn vị thi công. Tuy nhiên do đường điện 35KV là do Chi nhánh điện quản lý, hơn nữa nằm phía ngoài khu vực của nhà máy nên phía công ty chỉ giám sát về kỹ thuật còn vấn đề bảo hộ, an toàn lao động là do đơn vị thi công lo cho người lao động, chúng tôi không thể can thiệp".
Còn kỹ sư Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Chi nhánh điện lực Nông Cống cho hay, đơn vị thi công không thông báo với ngành điện trước khi tiến hành thi công đường dây.
Ông Dũng nói: “Trước khi tiến hành thi công, đơn vị thi công là Công ty xây lắp điện và xây dựng Phương Anh cũng như Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống không hề báo cáo với Chi nhánh điện chúng tôi. Đến khi sự việc xảy ra chúng tôi mới biết và tiến hành ngắt điện để đảm bảo an toàn cho cơ quan chức năng tiến hành làm hiện trường.
Chúng tôi cũng được biết Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống thuê Công ty Phương Anh thi công đường điện, vì vấn đề xây lắp không chỉ ngành điện mà các đơn vị có đủ năng lực thì họ có khả năng đứng độc lập ra xây lắp đường điện.
Trước đó, chúng tôi cũng có tư vấn cho Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống lấy điện từ Trạm biến áp 180KVA của Nông trường Lê Đình Chinh. Chúng tôi không biết ngày giờ cụ thể, chỉ biết đơn vị thi công sẽ làm đường điện này”.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !