Từ chối hợp tác với Mỹ để có thể kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng Ấn Độ lại muốn đưa siêu chiến hạm ‘khủng’ nhất của mình gia tăng ảnh hưởng tại Biển Đông? >> Chiến hạm Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng >> "Chiến tranh kiểu mới" trong mối quan hệ Trung - Ấn >> Ấn Độ - Biển Đông, trong bàn cờ địa chính trị Đông Á Không hợp tác với Mỹ để hạn chế sức mạnh Trung Quốc nhưng Ấn Độ lại muốn tham gia tăng ảnh hưởng tại Châu Á Thái Bình Dương bằng việc định chiến chiến hạm khủng nhất của mình sớm tới Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tìm cách hợp tác với Ấn Độ để cùng nhau hạn chế sức mạnh Trung Quốc. Ấn Độ từ chối nói rằng họ không chia sẻ với Mỹ về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã nói đến Trung Quốc và tranh chấp xung quanh Biển Đông: ‘Phần lớn của các vùng biển chung không thể được tuyên bố độc quyền cho bất kỳ một nước hoặc một nhóm nước’. Vì vậy, con át chủ bài của Ấn Độ trong việc đảm bảo kiểm soát và sự thống trị của mình đối với Ấn Độ Dương và khu vực châu Á-Thái Bình Dương là gì? Câu trả lời có thể là siêu chiến hạm INS Satpura. Tàu chiến tàng hình mới nhất trong biên chế của Hải quân Ấn Độ, INS Satpura sẽ đưa Hải quân Ấn Độ lên thêm 1 tầm cao mới , Ấn Độ là một trong sáu quốc gia trên thế giới sở hữu siêu chiến hạm tàng hình hiện đại đến như vậy. ‘Tàu chiến tàng hình cho phép chúng tôi tiến gần hơn đến kẻ thù và rất khó khăn để đối phương phát hiện ra chúng tôi’, Tướng Nitin Oberoi nói. Ngoài ra, con tàu còn có một số tính năng chưa từng có. Nó được trang bị hỏa lực mạnh để hủy diệt các mục tiêu gần, hệ thống phòng không có thể phá hủy bất cứ thứ gì trong vòng bán kính 30 km, các tên lửa đối hải Klub bắn trúng mục tiêu ngoài đường chân trời cùng với hệ thống tên lửa đánh chặn Barack. Một điều rõ ràng là: Trong khi Ấn Độ có thể không tham gia với Mỹ để chống lại Trung Quốc, nó tự phát triển cơ bắp để có thể trở thành lực lượng đảm bảo an ninh trong khu vực không thua kém gì bất cứ quốc gia nào ở Châu Á Thái Bình Dương. Tính năng tàng hình và tăng cường hỏa lực không phải là tất cả, tốc độ của nó cũng là một lợi thế. INS Satpura là một tàu chiến lớp Shivalik dài 143 mét, tàu chiến 6.200 tấn. Nó có thể đạt tối đa tốc độ 30 hải lý (khoảng 60 km mỗi giờ). Con tàu có thể lẻn sâu vào lãnh hải đối phương, tấn công nhanh và rút đi nhanh chóng. Tất cả mọi thứ từ động cơ đến vũ khí đều được tự động hóa hoàn toàn. Nó có thể được khởi động bằng cách nhấn nút thông qua máy vi tính, có nghĩa là nguồn nhân lực ít hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Trong năm năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ bổ sung thêm ít nhất 46 tàu cho hạm đội của mình, nó cũng sẽ có hai tàu sân bay vào cuối năm. Tàu sân bay thứ hai của Ấn Độ, INS Vikramaditya, sẽ tham gia hạm đội này cùng với ba tàu khu trục tàng hình. Bên cạnh INS Chakra - tàu ngầm hạt nhân - gia nhập hạm đội trong năm nay, INS Arihant - tàu ngầm hạt nhân được hỗ trợ sẽ mang tên lửa hạt nhân đang được xây dựng ở Ấn Độ sẽ thử nghiệm trên biển trong năm nay. Ấn Độ đang vươn lên trở thành sức mạnh mới không kém gì Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương Hải quân cũng sẽ nhận được tàu khu trục tàng hình lớp Kolkata vào năm tới. Một điều rõ ràng là: Trong khi Ấn Độ có thể không tham gia với Mỹ để chống lại Trung Quốc, nó tự phát triển cơ bắp để có thể trở thành lực lượng đảm bảo an ninh trong khu vực không thua kém gì bất cứ quốc gia nào ở Châu Á - Thái Bình Dương. |
Home »
Châu Á – Thái Bình Dương
,
Hải quân Ấn Độ
,
Hải quân Trung Quốc
,
Quan hệ Trung – Ấn
» >> Siêu hạm của Ấn Độ sẽ xuất hiện ở Biển Đông ?
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !