70 Năm trong tình ca âm nhạc Việt Nam – Giới thiệu tác giả trong các giai đoạn âm nhạc – Phần 1: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên
PHẦN 1: Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tuyên
Nhạc sĩ Nguyễn văn Tuyên sinh năm 1909 mất năm 2009, ông là nhạc sĩ được coi như là người khai sinh ra nền âm nhạc tân nhạc Việt Nam.
(Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên, ảnh do gia đình nhạc sĩ cung cấp)
Thực tế các ca khúc của Ông không phải là những ca khúc được sáng tác đầu tiên của nền tân nhạc VN, ca khúc Cùng nhau đi Hồng binh của nhạc sĩ Đình Nhu được viết vào năm 1930 mới là ca khúc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Trước ca khúc này nhạc sĩ Đình Nhu cũng còn sáng tác một số ca khúc cổ vũ cách mạng dựa trên nền nhạc nước ngoài. Sau bài hát này một số nhạc sĩ khác cũng cho ra đời các ca khúc khác như nhạc sĩ Lê Yên với nhạc phẩm Bẽ bàng (1935), Nghệ sĩ hành khúc, nhạc sĩ Văn Chung với các ca khúc Tiếng sáo chăn trâu(1935), Bên hồ liễu (1936), Bóng ai qua thềm, nhạc sĩ Lê Thương với nhạc phẩm Xuân năm xưa (1936)
Nhưng nền tân nhạc Việt Nam mới thực sự hình thành và phát triển từ năm 1938 với sự xuất hiện và và tự trình bày nhạc phẩm của Ông khi ông biểu diển ở Hả Nội.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên sinh ra tại Huế vào năm 1909, ông được học nhạc lý Tây phương từ nhỏ, Ông cũng tự tìm học lý thuyết âm nhạc của Pháp từ sách. Đến năm 1936 ông di cư vào Sài Gòn và tham gia hội Ái Nhạc (ông là người Việt duy nhất tham gia hội này).
Năm 1937 Ông phổ một bài thơ của bạn Ông và trở thành ca khúc đầu tiên của ông. Thống đốc Nam Kỳ khi nghe ông hát đã mời ông sang Pháp để tiếp tục con đường học nhạc nhưng ông đã từ chối, thay vì nhận lời sang Pháp ông đã đề nghị thống đốc Nam Kỳ cho ông được đi lưu diển một vòng Việt Nam để phổ biến các nhạc phẩm của ông.
Đến năm 1938 ông đã có những buổi biểu diển và diển thuyết ở Huế, Hải Phòng và Hà Nội. Các bài hát ông biểu diển khi đó là Kiếp hoa, Bông cúc vàng và Anh hùng ca, tiếp sau đó ông đi trình diển ở Nam Định cho những khán giả ái mộ ông.
Sau khi những bài hát của Nguyễn Văn Tuyên được trình bày và phổ biến, tiếp sau đó một số nhóm nhạc như Myosotis hay Tricéa và những nhạc sĩ khác bắt đầu sáng tác và phổ biến các tác phẩm của mình. Nền Tân Nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển.
Tuy được cho là người khai sinh ra nền Tân Nhạc Việt Nam, song theo các nhà phê bình âm nhạc thì âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên có giá trị nghệ thuật không cao, cùng với thời gian thì các tác phẩm của ông dể rơi vào quên lãng.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên mất ngày 30 tháng 4 năm 2009 tại Sài Gòn.
Các tác phẩm của ông bao gồm:
- Bông cúc vàng
- Một kiếp hoa
- Anh hung ca
( Đọc thêm bài viết của nhạc sĩ Phạm Duy viết về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên
Khái quát tân nhạc Việt Nam - Thời kỳ thành lập:Một thanh niên gốc Huế tên là Nguyễn Văn Tuyên, ngụ tại Thị Nghè, tòng sự tại một công sở ở Sài Gòn, có giọng hát hay, đã thử thách soạn mấy bài hát mới và được bạn bè hoan nghênh, rồi được một công chức kiêm thi sĩ làm việc cho Đài Radio Indochine là Nguyễn Văn Cổn hết lòng giúp đỡ bằng cách đưa thơ cho Nguyễn Văn Tuyên phổ nhạc, hoặc soạn lời ca cho những bản nhạc của Nguyễn Văn Tuyên. Sau nữa, Nguyễn Văn Cổn lại còn giới thiệu Nguyễn Văn Tuyên với Thống Đốc Nam Kỳ hồi đó là Pagès[1] để xin được trợ cấp để (theo tin báo chí lúc đó) đi "diễn thuyết về âm nhạc cải cách" tại các thành phố lớn như Huế, Hải Phòng, Hà Nội... Chính Nguyễn Văn Cổn là người đặt tên cho loại nhạc mới là "âm nhạc cải cách" (musique renovée).
Tháng 3 năm 1938, Nguyễn Văn Tuyên tới Hội Trí Tri ở Hà Nội và Hội Trí Tri ở Hải Phòng để làm công việc ông gọi là "vận động cho âm nhac cải cách". Ba bài được hát lên trong buổi vận động này là: Bông cúc vàng, Anh hùng ca và Một kiếp hoa. Theo lời kể lại của nhạc sĩ Lê Thương, buổi hát ở Hà Nội không thành công vì "...cử toạ đông đảo, quá ồn ào, làm mất trật tự. Giọng Huế của ông hơi khó nghe. Còn có cả sự phản ứng của nhiều thanh niên cho rằng việc hô hào của ông Tuyên là thừa, vì loại nhạc mà ông gọi là cải cách đó, ở ngoài Bắc đã có rồi. Buổi trình diễn ở Hải Phòng thành công hơn, nhưng chỉ có 20 người tới nghe. Ông Tuyên còn trình bày một lần nữa tại rạp chiếu bóng Palace nhân kỳ hội của Trường nữ học Hoài Đức ..." - trích trong bài viết về Tân Nhạc, in trong nhạc tập Nhạc Tiền Chiến, nhà xuất bản Kẻ Sĩ, Sài Gòn 1970.
Nguyễn Văn Tuyên có thể không thành công trong những buổi "vận động cho âm nhạc cải cách" ở Bắc Việt vì giọng nói[2] khó nghe hay vì hai bài hát không được hấp dẫn lắm, nhưng theo tôi, hành động của ông thì không thể gọi là thừa. Bởi vì trước khi ông công khai ra mắt công chúng tại các thành phố lớn ở ba miền Trung Nam Bắc, chưa có một cá nhân hay một nhóm nhạc sĩ nào gây được sự chú ý của mọi người về sự thử thách của họ trong phạm vi âm nhạc mới, khả dĩ có thể thay thế được cái phong trào gọi là "bài ta theo điệu tây". Bây giờ việc làm của Nguyễn Văn Tuyên được báo chí tường thuật rồi được mọi người bàn ra tán vào. Tuần báo có thế lực nhất lúc đó là tờ Ngày Nay thì hết lòng ủng hộ, cho đăng tải bài hát của Nguyễn Văn Tuyên trong số báo 122 ra ngày 7 tháng 8 1938. Từ đó, báo này luôn luôn đăng những bản nhạc mới của những nhà soạn nhạc mới. Một tờ báo chuyên về âm nhạc cũng sẽ ra đời để cổ võ cho loại nhạc mới. Đó là tờ Nhạc Việt. )
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !