Khó khăn chồng chất khó khăn khi kế hoạch nâng cấp các máy bay MiG-29 của Không quân Iran liên tục có sự can thiệp tay của Mỹ và phương Tây. >> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1) MiG-29 - Không quân Iran Tuy nhiên, Iran cũng phần nào cảm thấy "nhẹ nhõm" khi các máy bay này được Trung Quốc và Belarus tham gia giúp đỡ nâng cấp. Các vụ 'chọc ngoáy' của Mỹ Dưới sức ép của Mỹ, Nga đã hủy bỏ một hợp đồng bán 28 máy bay MiG-29 cho Iran, khiến giấc mộng tái sinh các phi đội chiến đấu bên bờ tan vỡ. Đến năm 1992, Không quân Iran (IRAF) chỉ còn 9 máy bay MiG-29A và 4 máy bay MiG-29UB trong phi đội TFS số 11 là có thể bay được. Rõ ràng, Iran phải mua thêm MiG-29 từ nhiều nguồn khác nhau. Khi đó, các quốc gia từng thuộc Liên Xô là cơ hội tốt nhất cho họ (IRAF), bởi các nước này có hàng trăm các máy bay MiG-29 của Không quân Liên Xô, đa phần được cất trong kho. Ukraine là lựa chọn đầu tiên, nhưng nước này từ chối bán 40 máy bay MiG-29 vì lo ngại sẽ tổn hại tới quan hệ với Mỹ. Moldova là lựa chọn tốt thứ hai. Thế nhưng ngay trước đàm phán (năm 1996), CIA đã có thông tin về việc Iran muốn mua 14 máy bay MiG-29 Fulcrum-C, 6 máy bay MiG-29A và 1 máy bay MiG-29UB từ Moldova. Lúc đó, Bộ Quốc phòng Mỹ không ngần ngại chi tiền mua toàn bộ số máy bay này cùng 500 tên lửa đi kèm trong một thoả thuận ngày 10/10/1997. Số máy bay này được sử dụng trong các chương trình đạo tạo TopGun cho phi công Mỹ, một phần được dân sự hóa để bán cho tư nhân. Số còn lại là được bán cho các công ty hàng không nghiên cứu phát triển máy bay đời mới. Bảo dưỡng nội địa Sau khi được bàn giao máy bay MiG-29 đầu tiên, toàn bộ các việc bảo trì thông thường được kỹ sư Iran tự thực hiện. Phi đội TFS số 11 và TFS số 22 có các Trung đoàn bảo dưỡng riêng, chịu trách nhiệm toàn bộ các kiểm tra định kỳ cho máy bay MiG. Sau 350 giờ bay, các động cơ RD-33 được kiểm tra tại trung tâm bảo trì động cơ của Không quân Hồi giáo Iran, với sự giúp đỡ từ kỹ sư của Nga và Ukraina. Sau 800 giờ bay, khung máy bay được kiểm tra trong nhà chứa ở căn cứ không quân Mehrabad và Tabriz. Bên trong xưởng bảo dưỡng, sửa chữa máy bay MiG-29 của IRAF. Theo thoả thuận ban đầu, công ty hàng không MiG sẽ đảm bảo cung cấp toàn bộ các phụ tùng cho số máy bay MiG-29 cuả IRAF trong vòng 20 năm, nghĩa là phụ tùng phải được cung cấp đến năm 2008. Thế nhưng, từ cuối thập kỷ 1990, dưới sức ép của Mỹ, MiG từ chối chuyển giao phụ tùng cần thiết cũng như là các tài liệu liên quan cần thiết để kỹ sư Iran tự bảo dưỡng. Nga cũng từ chối yêu cầu của Iran về việc mua thêm động cơ RD-33 để thay thế những động cơ đã hết hạn sử dụng. Hơn một nửa phi đội máy bay MiG-29 của Iran vì thế đã không thể hoạt động, đa phần vì không có động cơ thay thế. Vì vậy, Iran bắt buộc phải khởi động một chương trình để phục hồi phi đội MiG-29 bằng nội lực. Giai đoạn 1 của chương trình hoàn thành với sự giúp đỡ của một nhóm nhân viên bảo dưỡng của Ukraina tại Mehrabad năm 1998. Tại thời điểmđó, 1 máy bay MiG-29UB và 1 chiếc MiG-29A đã đạt chuẩn phục hồi sử dụng tài liệu và thông số kỹ thuật được cung cấp từ các nước Cộng hoà Xô Viết cũ. Kết quả của chương trình được đánh giá thành công, tuy nhiên một số phụ kiện quan trọng, như là các phụ kiện cho hệ thống điều khiển hoả lực, hệ thống vũ khí và hệ thống dẫn đường trở nên thiếu trầm trọng trong hệ thống hậu cần của Không quân Hồi giáo Iran. Việc thiếu động cơ RD-33 chất lượng tốt cũng là một vấn đề. Kết quả, chỉ 3 chiếc MiG-29A và 3 chiếc MiG-29UB còn trong tình trạng hoạt động, và các máy bay này phục vụ trong các phi đội TFS số và TFS số 22 trong năm 2004. Dù được cung cấp một vài động cơ cũ đã qua sử dụng, cho phép 3 máy bay được phục hồi trở lại trạng thái bay được nhưng thế vẫn là chưa đủ ( so với nhu cầu của Không quân Iran). Ánh sáng cuối đường hầm Mọi áp lực trở nên nhẹ nhàng hơn là vào ngày 16/10/2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đàm phán thành công một hợp đồng trị giá 150 triệu USD về việc bán 50 động cơ RD-33 cho IRAF. Công ty MiG cũng ký một hợp đồng với IACI (Công ty Công nghiệp Hàng không Iran) về một chương trình kéo dài tuổi thọ/hiện đại hoá cho các chiến đấu cơ MiG-29. Chương trình này gồm: - Kéo dài tuổi thọ các máy bay MiG-29 thêm 20 năm nữa (tới 2028). - Chu kỳ trùng tu động cơ RD-33 nâng lên 750 giờ/lần. - Chu kỳ trùng tu khung máy bay nâng lên 1.400 giờ/lần. - Hợp đồng hiện đại hoá thiết bị bay, gồm hệ thống tác chiến điện tử mới, hiện đại hoá vũ khí và hệ thống điều khiển hoả lực, INS, IFF và radio VHF/UHF mới, cũng như lắp đặt 2 màn hình màu LCD đa chức năng trong buồng lái. - Hiện đại hoá hệ thống vũ khí không đối không và không đối đất, gồm tên lửa R-27ER, R-27ET và R-77 cũng như bom có điều khiển bằng laser. - Lắp đặt hệ thống tiếp dầu trên không và gia tăng trữ lượng bình xăng chính. MiG và IACI đã gần đến việc ký hợp đồng trong năm 2008, tuy nhiên, một lần nữa, chương trình kéo dài tuổi thọ cho các máy bay MiG-29 của MiG đã bị huỷ bỏ dưới áp lực của phương Tây và chỉ có hợp đồng cung cấp 50 động cơ RD-33 và các phụ tùng quan trọng là được thực hiện. Dù Iran nhận được rất nhiều phụ tùng quan trọng cũng như 50 động cơ RD-33 từ Nga, số máy bay MiG-29 vẫn rất cần một đợt trùng tu kéo dài tuổi thọ. Trung Quốc và Belarus đã tham gia vào hỗ trợ Iran một phần nào trong việc này, và IRIAF đã trang bị chiếc MiG-29UB số hiệu 3-6305 của phi đội TFS số 11 với hệ thống hạ cánh mua từ Trung Quốc năm 2009. Một năm sau (năm 2010), máy bay MiG-29A số hiệu 3-6117 được gắn 2 màn hình đa chức năng của Trung Quốc với sự giúp đỡ của kỹ sư của trung đội bảo trì từ phi đội TFS số 11. MiG-29 Iran sẵn sàng cất cánh tại một căn cứ không quân. Ngoài ra, có tin đồn rằng, có thể có một thoả thuận được ký giữa một nhà máy sửa chữa máy bay ở Belarus và IACI về việc một gói thiết bị hiện đại hoá cho MiG-29 của Iran cũng như một đợt nâng tuổi thọ máy bay. Hợp đồng này gồm hiện đại hoá các vũ khí không đối không và không đối đất, gồm tên lửa R-27ER mới, bom điều khiển bằng laser và bom điều khiển qua truyền hình TV, cộng với việc lắp đặt hệ thống tiếp dầu trên không. Báo cáo cho biết, các công việc trên được triển khai trên máy bay MiG-29A số hiệu 3-6118 tại IACI trong năm 2010. Máy bay chiến đấu này, thuộc phi đội TFS số 11 đã được bàn giao cho IACI năm 2008 để phục vụ làm mẫu thử nghiệm cho chương trình nâng cấp đã bị huỷ bỏ của MiG. Trong lúc này, phi đội TFS số 11 đã hoàn thành việc đưa vào phục vụ 3 máy bay MiG-29 một chỗ ngồi của Iraq. Trùng tu máy bay MiG-29B của Iraq (số hiệu 3-6104) cuối cùng trong kho vào tháng 6/2010 (dự kiến bàn giao cho phi đội TFS số 11 trong tháng 1/2012). Máy bay này sẽ "nhập hội" với 2 chiếc MiG-29B khác từng phục vụ cho Iraq, được trùng tu và đưa vào sử dụng sau thời gian được cất trong kho của căn cứ không quân TFB.1 Mehrabad tới hơn 20 năm. Trong các loại máy bay chiến đấu của Không quân Hồi giáo Iran, MiG-29 là loại máy bay chịu tổn thất ít nhất. Hầu như các thiệt hại của máy bay là do lỗi phi công. Với một chương trình nâng cấp nhằm vào mục đích nâng cao khả năng chiến đấu, các máy bay MiG-29 của phi đội TFS số 11 sẽ tiếp tục bảo vệ bầu trời Teheran trong tương lai gần. |
>> Thăng trầm - MiG-29 Không quân Iran
Written By Unknown on 4 tháng 7, 2012 | Thứ Tư, tháng 7 04, 2012
Nhãn:
Không quân Iran,
Máy bay MiG-29K
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !