Vụ xét xử gián điệp tên lửa Triều Tiên ở Ukraine cho thấy CHDCND Triều Tiên khát khao chiếm hữu công nghệ tên lửa vượt đại châu để có thể uy hiếp nước Mỹ. >> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ? >> 10 sự thật về ICBM Agni-V Tên lửa vượt đại châu uy lực nhất thế giới R-36M do Viện thiết kế Yuzhnoye phát triển. Ảnh: Asia Security Watch Hôm 8/6, báo chí đưa tin hai công dân CHDCND Triều Tiên Ryu Song-chul và Lee Tae-kil đã bị tòa án Ukraine kết án 8 năm tù mỗi người. Hai người này bị kết án sau khi bị bắt vì mưu toan lấy cắp công nghệ tên lửa bí mật của Ukraine. Theo các nguồn tin, Ryu Song-chul và Lee Tae-kil đã bị bắt vì tội gián điệp vào tháng 7, sau khi họ định đánh cắp công nghệ bí mật từ Viện thiết kế Yuzhnoye ở Dnipropetrovsk, Ukraine. Bản án đã được một tòa án Ukraine đưa ra cuối tháng trước. Viện Yuzhnoye chuyên về phát triển tên lửa và vệ tinh, và từng đảm trách việc sản xuất tên lửa xuyên lục địa tầm băn 11.000 km mang nhiều đầu đạn R-36M thời Liên Xô. Sau khi tiến hành vụ bắt giữ, Cơ quan an ninh Ukraine SBU cho biết, hai người bị bắt đang làm việc tại một văn phòng đại diện thương mại của Triều Tiên ở Minsk, Belarus, nhưng có quan hệ với một nhà nghiên cứu tại Viện Yuzhnoye. Một công tố viên cao cấp thuộc Tổng công tố Ukraine khẳng định: “Họ đến Dnipropetrovsk từ Minsk (Belarus) có dự mưu, Ryu Song-chul và Lee Tae-kil định tuyển mộ một nhân viên của Viện thiết kế Yuzhnoe. Họ quan tâm đến các thông tin mật liên quan đến thiết bị kỹ thuật tên lửa-vũ trụ, cụ thể là các hệ thống nhiên liệu của các khí cụ bay”. Nhà nghiên cứu tại Viện Yuzhnoye đã báo cho SBU về mối quan hệ này và giúp SBU thực hiện kế hoạch cài bẫy. Cuối cùng, hai người Triều Tiên đã bị bắt giữ khi khi họ đang chụp ảnh các tài liệu mật tại một gara ở Dnipropetrovsk. Đó là các luận văn tiến sĩ và phó tiến sĩ mang dấu mật, nghiên cứu về các công nghệ tiến bộ mới của các hệ thống tên lửa, khí cụ bay vũ trụ, động cơ nhiên liệu lỏng, các hệ thống cấp nhiên liệu tên lửa. Phía Ukraine xác nhận, công nghệ mà hai người Triều Tiên tìm kiếm tập trung vào các tên lửa đẩy, đặc biệt là các hệ thống động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, có thể giúp tăng mạnh tầm bắn của tên lửa. Các chuyên gia Ukraine cho biết, nếu Bình Nhưỡng lấy được công nghệ, nó sẽ giúp họ chế tạo các tên lửa có thể bắn tới lục địa nước Mỹ. Vụ án xét xử gián điệp Triều Tiên vừa là tin mừng, vừa là nỗi lo đối với nước Mỹ. Một mặt, nó tái khẳng định điểm yếu cốt tử của chương trình tên lửa Triều Tiên. Cho đến nay, sau nhiều nỗ lực, CHDCND Triều Tiên vẫn không làm sao làm chủ được công nghệ tên lửa đường đạn vượt đại châu. Các vụ phóng thử tên lửa tầm xa và “phóng vệ tinh” của họ liên tiếp thất bại. Mặt khác, vụ án này cũng gióng lên hồi chuông báo động đối với Mỹ là CHDCND Triều Tiên đang khát khao và quyết tâm sở hữu tên lửa đường đạn vượt đại châu để làm phương tiện răn đe Mỹ. Tên lửa đường đạn tại cuộc duyệt binh ngày 15/4/2012. Ảnh: Army Times Xét đến yếu tố thông tin bị tiết lộ sẽ gây tổn thất không nhỏ cho an ninh quốc gia Ukraine và Triều Tiên sẽ có thể tăng cường đáng kể khả năng chiến lược của họ, tòa án Ukraine kết án mỗi gián điệp 8 năm tù. Ryu Song-chul và Lee Tae-kil đang bị giam tại nhà tù của SBU. Giữa Ukraine và CHDCND Triều Tiên không có hiệp định tương trợ tư pháp quy định việc chuyển giao phạm nhân bị kết án. Ryu Song-chul và Lee Tae-kil khẳng định họ vô tội và dự định kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn. Bắc Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006, 2009, và phóng một số tên lửa tầm xa. Mới đây, họ thất bại trong vụ phóng tên lửa ngày 13/4. Bắc Triều Tiên khẳng định vụ phóng tên lửa của họ là nhằm đưa lên quỹ đạo một vệ tinh, nhưng cộng đồng quốc tế đã lên án nó như một thủ đoạn né tránh quy định quốc tế khi thử công nghệ tên lửa đường đạn. |
Home »
Hệ thống tên lửa
,
Tên lửa R-36M
,
Tên lửa Triều Tiên
» >> Bí mật tên lửa tầm xa của Triều Tiên
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !