(Nguồn:: Phunutoday) Chiến tranh hiện đại cho thấy phòng không đóng vai trò hết sức quan trọng. Một khi hệ thống này bị phá vỡ, các mục tiêu mặt đất trở thành miếng mồi ngon cho không lực đối phương. Tuy nhiên, đối với các quốc gia nhỏ và không có điều kiện kinh tế, việc phát triển hoặc mua sắm các hệ thống phòng không hiện đại gần như nằm ngoài tầm tay. Họ cần có các hệ thống phòng không nhỏ gọn, hợp túi tiền nhưng phải hiệu quả. >> 'Chiến binh' tiêu biểu của tác chiến phi đối xứng Trong những năm gần đây, hầu hết các cuộc chiến với sự góp mặt của các cường quốc đều diễn ra theo một kịch bản duy nhất. Khởi đầu là màn chế áp hệ thống phòng không giúp “giải phóng” và chiếm lĩnh bầu trời. Sau đó, không quân tự do xâm nhập và đánh phá các mục tiêu mặt đất. "Bài" của các nước lớn là chế áp hệ thống phòng không của đối phương rồi tấn công đường không ồ ạt Trong khi đó, các quốc gia nhỏ không có đủ tiền để mua sắm các phương tiện tấn công tầm xa để tấn công cứ điểm xuất phát của đối phương. Hệ thống phòng không bị chế áp trong khi không thể tấn công tầm xa, các nước này phải nằm “chịu trận” để mặc cho các loại bom đạn và tên lửa bắn phá. Nhưng ngay cả khi các hệ thống radar hiện có “sống sót” thì các nước này cũng khó có thể phát hiện các loại tên lửa nhỏ và có khả năng bay thấp. Loại radar chuyên sử dụng để phát hiện và theo dõi quá trình phóng và quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo cũng bất lực với các loại tên lửa này. Khi mất khả năng chống đỡ, các mục tiêu mặt đất trở thành mồi ngon cho bom và tên lửa của đối phương Vậy làm thế nào để chống đỡ các đòn tấn công đường không khi cuộc chiến xảy ra theo kịch bản này? Các chuyên gia Belarus đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề. Ngay từ thời Liên Xô, Belarus đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển các hệ thống phòng không. Nhờ vậy, quốc gia này có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chống đỡ các đòn tấn công đường không. Phương án của các chuyên gia quân sự Belarus nêu ra thậm chí còn không cần sử dụng tới các trạm radar mà vẫn có thể phát hiện tên lửa có cánh, tính toán quỹ đạo và dự đoán hành trình của chúng. Khi đã có đủ các yếu tố trên thì việc tổ chức đánh chặn tên lửa của đối phương vào thời điểm và địa điểm thích hợp là điều hoàn toàn có thể thực hiện. Chỉ cần một viên đạn cũng đủ để phá hủy đầu đạn tự dẫn và làm mù tên lửa đối phương. "Tiểu hệ thống" phòng không rẻ tiền nhưng đủ khả năng khắc phục các nhược điểm cho các loại radar đắt tiền hiện có Các hệ thống cực nhanh được điều khiển tự động với khả năng tiêu diệt các mục tiêu thấp hiện đã được trang bị cho quân đội Belarus. Theo Giáo sư Sergei Geister thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Quân đội Belarus, nhiệm vụ phát hiện các tên lửa có cánh bay thấp sẽ được thực hiện nhờ các bộ cảm ứng âm thanh-địa chấn. Các bộ cảm ứng này do chính các nhà khoa học quân sự Belarus nghiên cứu chế tạo. Các bộ cảm ứng này có khả năng bắt và xác định từ khoảng cách xa các loại tiếng ồn do động cơ tên lửa và máy bay tạo ra, kể cả tiếng máy bay trực thăng. Đặc biệt, các bộ cảm ứng này lại hoàn toàn “tỉnh bơ” trước các loại âm thanh khác. Với khả năng cảm ứng cực nhạy, "tiểu hệ thống" phòng không đủ sức phát hiện các loại tên lửa kích thước nhỏ và bay thấp Việc thiết lập một mạng lưới các bộ cảm ứng này sẽ giúp giải quyết triệt để nhiệm vụ phát hiện các loại tên lửa có cánh bay thấp và kích thước nhỏ của đối phương. Đặc điểm nổi bật của hệ thống này là không quá phức tạp, mà giá thành lại rẻ. Các thiết bị cảm ứng này chỉ cần lắp đặt ở các hướng “nguy hiểm” nhất mà đối phương có thể tấn công. Mạng lưới cảm ứng này có khả năng sống còn cực cao trước các đòn tấn công bằng vũ khí công nghệ cao của đối phương. Với nguyên tắc xây dựng mạng lưới, hệ thống này vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi một bộ phận các bộ cảm ứng bị phá hủy. Đối với Belarus, một nước không quá lớn thì việc sử dụng các bộ cảm ứng này có thể kết hợp với các trạm radar thông thường và các thiết bị gây nhiễu. "Tiểu hệ thống" phòng không có thể là giải pháp tối ưu cho các quốc gia nhỏ trước các đòn tấn công chớp nhoáng, bất ngờ và bằng vũ khí công nghệ cao của các nước lớn Cách làm này từng được người Mỹ áp dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Khi đó, quân đội Mỹ cho lắp đặt các bộ cảm ứng bí mật trên mặt đất tại các hướng mà phía Việt Nam có thể vận chuyển quân và vũ khí. Sau khi nhận được tín hiệu từ các bộ cảm ứng báo về, Mỹ sẽ cho máy bay đánh phá vào các vị trí nghi vấn. Về cơ bản, nguyên tắc này cũng được các nhà khoa học Belarus áp dụng cho “tiểu hệ thống” phòng không của mình. Tuy nhiên cho tới nay, Belarus vẫn giữ bí mật về các đặc tính kỹ chiến thuật của “tiểu hệ thống” phòng không này cũng như các vị trí lắp đặt chúng. |
Home »
Hệ thống phòng không
,
Tác chiến phi đối xứng
,
Tiểu hệ thống
» >> Hệ thống phòng không nhỏ : Nỗi khiếp đảm của máy bay địch
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !