Từ năm 2009, Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 và động cơ máy bay S-35 (series 117S) của Nga. >> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 2) >> Việt Nam có thể là nước đầu tiên mua Su-35 ? Tuy nhiên, gần đây phía Nga tuyên bố, hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 sản xuất chỉ để dành riêng cho lực lượng phòng không của Nga. Ngoài ra, quân đội Nga cũng tuyên bố đơn đặt hàng 48 chiếc Su-35 sắp tới đầu tiên cũng phải đảm bảo cho nhu cầu trong nước trước, chưa thể xuất khẩu ra nước ngoài. S-400 hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga Điều này rõ ràng thể hiện rằng, Nga không muốn bị Trung Quốc một lần nữa sao chép các công nghệ kỹ thuật quân sự của mình, giống như với trường hợp của loại máy bay J-11B trước đây là một thiết kế sao chép từ Su-27SK. Trước khi mua được hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 với phạm vi bắn 200 km, các hệ thống phòng không của Trung Quốc không đủ khả năng để đối phó với mối đe dọa từ các hệ thống tên lửa của Mỹ được triển khai trong khu vực, Bởi phạm vi bắn của các hệ thống tên lửa thế hệ mới của Mỹ đã đạt được tầm bắn lên tới 320 km. Tuy nhiên đối với máy bay chiến đấu Su-35, theo một nguồn tin từ ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc cho biết : “Chúng tôi thậm chí còn coi thường công nghệ sản xuất loại máy bay này!”. Trung Quốc quyết tâm sao chép bằng được máy bay chiến đấu Su-35 của Nga Mặc dù có nhiều chi tiết phức tạp hơn dự án máy bay chiến đấu J-15, nhưng Trung Quốc tin rằng các kỹ sư của họ có thể giải quyết được vấn đề này. Ngoài ra, Công ty Máy bay Thẩm Dương cũng đang có ý định sao chép cả máy bay chiến đấu Su-30MKI (phiên bản Ấn Độ). Nếu thành công nó có khả năng thay thế máy bay J-11B. Hiện vấn đề lớn của Trung Quốc hiện nay trong việc sao chép Su-35 đó là vấn đề kích thước của loại động cơ 117S, ngoài ra công suất đỉnh của loại radar IRBIS trên Su-35 phải đạt 20 kW, gấp 4 lần công suất của radar N001 được lắp đặt trên Su-27SK. Ngoài ra, hệ thống điện trên Su-35 cũng cần được thiết kế mới. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là hệ thống động cơ. Nếu nắm bắt được kỹ thuật lực đẩy véc-tơ của động cơ WS-15, thì đến 2018 việc Trung Quốc sao chép thành công Su-35 là điều hoàn toàn có thể xảy ra. |
Home »
Thương vụ bán Su-35
,
Tiêm kích Su-35
,
Tổ hợp tên lửa S-400
» >> Trung Quốc quyết sao chép Su-35
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !