Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, đầu tháng 7/2012, chính phủ nước này sẽ công bố tên tổ hợp phòng không được chọn trong gói thầu tên lửa phòng không T-LORAMIDS >> HQ-9 Trung Quốc tranh thầu ở Thổ Nhĩ Kỳ >> HQ-9: Đứa con lai của S-300PMU và Patriot NATO quyết tâm ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ mua HQ-9 vì lo ngại hệ thống này có thể được dùng như phương tiện trinh sát do thám? (*) T-LORAMIDS (Turkish Long Range Air And Missile Defence System) là gói thầu có trị giá hơn 4 tỷ USD. Trong đó, có 4 nhà thầu được Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc chọn lựa là tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3 Patriot do liên doanh Raytheon và Lockheed Martin chế tạo; Tổ hợp SAMP/T với đạn tên lửa Aster 30 do Pháp và Italy hợp tác sản xuất; Tổ hợp S-300 và S-400 của Nga và tổ hợp HQ-9 do Trung Quốc phát triển. Dự kiến, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ tham gia cuộc họp với 4 nhà thầu trên vào ngày 4/7. Tên quốc gia trúng thầu sẽ được công bố cùng ngày. Mời Trung Quốc dự thầu để thể hiện Theo truyền thông nước này, các quốc gia trong khu vực đã trang bị dày đặc các hệ thống phòng không tầm xa khiến Thổ Nhĩ Kỳ buộc lòng phải trang bị các tổ hợp tương ứng để tìm lại sự cân bằng chiến lược. Dù các hệ thống của Mỹ hoặc Nga có khả năng giành chiến thắng cao nhưng việc HQ-9 lọt vào vòng sau cùng của gói thầu này cũng khiến cho NATO khó chịu. Họ từng tìm cách gây áp lực lên phía Thổ Nhĩ Kỳ loại bỏ HQ-9 ngay từ vòng loại nhưng không thành công. Khi đó, NATO lên tiếng cảnh báo sẽ không cung cấp thông tin phòng thủ tên lửa với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu các dòng sản phẩm tên lửa phòng không của Nga hoặc Trung Quốc giành chiến thắng. Defense News dẫn lời một chuyên gia phương Tây tiết lộ, nếu hệ thống HQ-9 trúng thầu, Trung Quốc sẽ có cơ hội tiếp cận vào hệ thống tình báo của NATO theo các phương thức hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Từ đó, dẫn đến việc có khả năng việc rò rỉ thông tin phòng thủ của NATO cho Trung Quốc. Điều này có thể dẫn tới việc phá vỡ được các kế hoạch hành động của tổ chức quân sự này. NATO chăc chắn không thể cho phép khả năng trên xảy ra Tuy nhiên, người ta lại đặt câu hỏi, HQ-9 không phù hợp với hệ thống thông tin liên lạc của NATO. Vậy làm thế nào tổ hợp này có thể có được thông tin tình báo của đối phương? Truyền thông Trung Quốc cho rằng, lý do trên chỉ là để che dấu cho mục đích thật sự của NATO là không cho HQ-9 thắng gói thầu này của Thổ Nhĩ Kỳ. Việc một quốc gia thuộc khối NATO mua vũ khí của Nga hay Trung Quốc không phải không có tiền lệ, nhưng điều khiến cả khối hiệp ước này chú ý mạnh mẽ như vậy là việc hiếm thấy. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tiếng nói trong NATO, nhưng chính sách hướng Tây của nước này ngày càng ít được coi trọng. Trang mạng Warsonline của Nga cho rằng, các cảnh báo của Mỹ và NATO chỉ nhằm một mục đích là loại những kẻ ngáng đường Mỹ trong gói thầu này, nhưng phía Thổ Nhĩ Kỳ từ chối yêu cầu này và vẫn đưa các hệ thống của Nga và Trung Quốc vào vòng “chung kết”. Hành động trên được coi là một việc thể hiện thái độ chính trị quan trọng. Trong những năm gần đây, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc có những bước tiến đáng kể, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vừa có chuyến viếng thăm Trung Quốc vào tháng 4/2012. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có tiền lệ mua sắm các kĩ thuật quân sự của Trung Quốc. HQ-9 tương đương S-300 và Patriot? Lợi dụng Liên Xô tan rã, người Nga buộc lòng xuất khẩu một số hệ thống vũ khí để nuôi sống ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, Trung Quốc đã mua một số hệ thống phòng không S-300 rồi sau đó tiến hành sao chép chúng. Trong quá trình này, Trung Quốc cũng mặt tích cực phát triển công nghệ phòng không thứ 3. Kết quả, hệ thống HQ-9 ra đời vào năm 1998. Hệ thống HQ-9 xuất hiện lần đầu tiên tại một triển lãm quốc phòng năm 2008 với tên gọi FD-2000. Bắc Kinh quảng cáo, hệ thống của họ có được những ưu điểm về cả công nghệ của hệ thống Patriot của Mỹ và ưu thế về giá của hệ thống S-300 của Nga, do đó rất có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trung Quốc tự cho rằng HQ-9 tương đương thậm chí là hơn S-300, Patriot. Theo các tin tức công khai, đạn tên lửa của HQ-9 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính pha đầu và dẫn bằng radar ở pha cuối, được hệ thống chỉ huy và kiểm soát cung cấp dữ liệu mục tiêu. HQ-9 có thể tiêu diệt hiệu quả mục tiêu là tiêm kích trong khoảng cách 125km hoặc 25km với mục tiêu là tên lửa hành trình. Trên thực tế, việc NATO e sợ không phải là vấn đề rò rỉ thông tin tình báo, mà là vì HQ-9 được xem là thành tựu của công nghệ phòng không Trung Quốc. Một bài báo của Anh cho biết, nếu nhìn vào kĩ thuật mà HQ-9 có được và tốc độ trang bị của PLA có thể thấy, Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng một hệ thống đánh chặn tên lửa cho riêng mình. Sau khi Trung Quốc thành công trong vụ thử đánh chặn tên lửa tầm trung, một vài bài báo ở Nga cho rằng Trung Quốc đã đuổi theo rất gần Mỹ và Nga trong lĩnh vực này. Mạnh, yếu của HQ-9 trong cuộc đua ở Thổ Nhĩ Kỳ Trong số các tổ hợp tham gia vào gói thầu tên lửa phòng không tầm trung xa trị giá hơn 4 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ lần này, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, hệ thống S-400 của họ có ưu thế vượt trội về các thông số tầm bắn, độ chính xác, dễ sử dụng, khả năng chống nhiễu... Đồng thời, HQ-9 chỉ là tổ hợp sao chép của S-300, dù phía Trung Quốc nói rằng họ đã thực hiện một số cải tiến, nâng cấp hệ thống này nhưng nó chỉ ưu thế chủ yếu là giá thành thấp, tính năng không thể nào so sánh với tổ hợp phòng không S-400. Còn đối với hệ thống Patriot của Mỹ, ưu thế lớn nhất là yếu tố chính trị. Một số nguồn tin từ Nga cho rằng, với các số liệu và thông tin mà họ có được thì khả năng tác chiến của HQ-9 hoàn toàn tương đương với S-300 PMU. Tầm bắn xa nhất của cả hai hệ thống này ở vào khoảng 200 km. HQ-9 có thể bám sát cùng lúc 48 mục tiêu, bắn được mục tiêu ở mọi độ cao và thực hành chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, các mục tiêu của nó bao gồm máy bay chiến đấu và các loại tên lửa hành trình, các loại tên lửa đường đạn và các loại vũ khí tấn công đường không khác. Thế nhưng, hệ thống S-400 của Nga tiên tiến hơn. Hệ thống này sử dụng các loại đạn tên lửa tầm trung 9M96E và tầm xa 9M96E2 là hai loại tên lửa hoàn toàn mới, loại 9M96E2 có tầm bắn lên tới 400km có thể coi là khắc tinh của các loại máy bay cảnh báo sớm AWACS. Hệ thống HQ-9 tham gia bắn đạn thật. Dù vậy, báo giới Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh còn tự tin tuyên bố rằng trong quá trình cải tiến, nâng cấp, hệ thống của họ vượt qua bản S-300 đời đầu. Theo đó, Viện số 2 (Tập đoàn Cơ điện Hàng không Trung Quốc) đã thực hiện công tác cải tiến hình dáng đạn tên lửa cho tổ hợp HQ-9 từ rất lâu trong đó có cả việc cải tiến các vấn đề kĩ thuật, gồm xây dựng dây chuyền sản xuất hydroxyl terminated polybutadiene – thành phần có tác dụng kết dính trong nhiên liệu động cơ tên lửa rắn; sử dụng vật liệu tổng hợp epoxy/polyester trong động cơ tên lửa; giúp giảm đi khối lượng đạn tên lửa. Trung Quốc tự hào rằng công nghệ đạn tên lửa của họ không thua kém gì các cường quốc khác trên thế giới. Cũng theo báo chí Trung Quốc, hệ thống HQ-9 sau khi được nâng cấp hoàn toàn có thể gây uy hiếp đối với tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-22 của Mỹ. Trong những bài diễn tập phòng không khu vực mục tiêu mà Trung Quốc thực hiện trong năm 2011, đại quân khu Thành Đô nhiều lần cho HQ-9 tham gia bắn đạn thật với đối tượng là các “phương tiện tập kích đường không có độ bộc lộ vô tuyến điện từ thấp”. Kết quả được thông báo là, xác suất tiêu diệt mục tiêu tàng hình ở các tình huống diễn tập này đều rất cao. |
Home »
Hệ thống HQ-9
,
Hệ thống phòng không
,
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
,
Tên lửa HQ-9
» >> Thổ Nhĩ Kỳ có cần HQ-9 của Trung Quốc ?
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !