Bản thân giới quân sự Trung Quốc vẫn thường rêu rao về 3 loại vũ khí sẽ giúp Bắc Kinh “bất chiến tự nhiên thành”, đó là tên lửa DF – 21D, tàu sân bay và máy bay tàng hình. Thế nhưng trong thực tế cả 3 loại vũ khí này đều không qua mặt được Mỹ. >> Hồ sơ các dự án đóng tàu của TQ Tên lửa phòng thủ Mỹ dễ dàng hạ gục Đông Phong Về cơ bản việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á của Mỹ thực chất là nhằm đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa của Trung Quốc. Nhìn vào bề ngoài, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á là nhằm vào tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, nhưng căn bản mục đích là nâng cấp khả năng tên lửa đạn đạo tầm trung phòng thủ Standard-3 hiện nay lên, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong. Trong giai đoạn đầu khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc phóng lên được 5-10 giây, sẽ bị vệ tinh dò hồng ngoại bắt được. Ngay sau đó, vệ tinh sẽ truyền thông tin này về trạm chiến thuật liên hợp mặt đất ở lãnh thổ Mỹ bằng liên kết dữ liệu chiến thuật liên hợp. Song song với đó trạm mặt đất chịu trách nhiệm cảnh giới tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được thiết lập tại Nhật Bản sẽ nhận lệnh. Bên cạnh đó, ở các căn cứ của Nhật Bản, vẫn thường xuyên triển khai máy bay cảnh báo sớm đối với tên lửa đạn đạo như RC-135, WC-135 của quân Mỹ. Từ cuối thập niên 1990, Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, lần lượt gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia. >> Quân sự Trung Quốc mạnh cỡ nào? Đối tượng mục tiêu của hệ thống trước là tên lửa đạn đạo DF-15, đối tượng đánh chặn của hệ thống sau là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Ý đồ của Mỹ là triển khai tên lửa đánh chặn Standard-3, loại tên lửa được cải tiến liên tục, để nó có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm phóng trên 3.000 km, chẳng hạn tên lửa DF-21C/D, DF-25, đồng thời tiếp tục cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Từ những thông tin trên có thể khẳng định niềm kiêu hãnh hàng đầu, biểu tượng cho sức mạnh quân đội Trung Quốc đã sớm bị Mỹ bắt bài, bất kỳ một hành động gây hấn nào từ Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị Mỹ loại bỏ... Chiến đấu cơ tàng hình, vẫn còn yếu kém... Trong khi Trung Quốc đang úp mở về sức mạnh của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới J-20 thì các quan chức Lầu Năm Góc lại tự tin khẳng định rằng loại chiến đấu cơ này chưa thể sánh được với những chiếc F-22 của Mỹ. Theo đó, J-20 của Trung Quốc vẫn đang vấp phải những vấn đề về động cơ và còn phải mất nhiều năm nữa, Trung Quốc mới có thể có được chiếc máy bay tàng hình tiếp theo. Lầu Năm Góc thậm chí còn tin rằng, Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn trong việc phát triển những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. "Trung Quốc đúng là đang trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Nhưng Trung Quốc vẫn còn đang gặp khó trong việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 4," đại diện Lầu Năm Góc đã đưa ra nhận định về tiêm kích cơ thế hệ mới của Bắc Kinh. Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc không được Mỹ đánh giá cao... Mặc dù vẫn tiến hành theo dõi sát sao hoạt động chế tạo máy bay tàng hình của Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc vẫn cho rằng họ chưa tìm thấy bất kỳ một mối nguy nào đến từ dự án này táo bạo này của Bắc Kinh. "Chúng tôi đã từng nói về chiếc máy bay tàng hình của Trung Quốc. Chúng tôi biết họ đang theo đuổi việc phát triển một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 nhưng chương trình đó chưa thực sự gây lo ngại", một đại diện của Lầu Năm Góc phát biểu trước giới truyền thông. Đại diện cao nhất của quân đội Mỹ từng tuyên bố, không quốc gia nào có thể sánh kịp với sức mạnh không quân của Mỹ và dự đoán Trung Quốc sẽ chỉ “có một số ít” máy bay chiến đấu có thể thách thức các phi đội tân tiến của Mỹ vào năm 2025, nhưng đến lúc đó thì cán cân quyền lực quân sự ở Thái Bình Dương đã không còn chỗ cho Trung Quốc. Tầu sân bay chưa hoàn thiện đã đầy yếu điểm Trái với những quan ngại của các nước trong khu vực về tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, các chuyên gia quân sự Mỹ và Úc lại không đánh giá cao thành tựu này của Bắc Kinh. Theo đó, thì dù đã được nâng cấp hết mức, nhưng hàng không mẫu hạm Varyag từ thời Liên Xô mà Trung Quốc mua lại, vẫn chỉ thuộc loại tàu sân bay hạng dưới so với chuẩn mực của thế kỷ 21. Nếu tầu sân bay lớp Nimitz của Mỹ chở được 90 máy bay, có thể hoạt động trên biển liên tục 20 năm trước khi về bến rà soát lại động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thì ngược lại, tàu Varyag chở được tối đa 60 máy bay, và chỉ ra khơi được... 45 ngày. Trái với nguyên lý tồn tại của hàng không mẫu hạm là làm bệ phóng cho máy bay chiến đấu, chiếc Varyag vẫn sử dụng kỹ thuật cổ điển là cho máy bay chiến đấu cất cánh từ một dàn phóng trên boong. Trong mắt người Mỹ tầu sân bay của Trung Quốc chỉ là... hổ giấy Để có thể cất cánh được, máy bay phải nhẹ, do đó loại chiến đấu cơ duy nhất của Trung Quốc dùng được trên hàng không mẫu hạm này là J-15 sẽ phải mang ít vũ khí và nhiên liệu hơn. Hệ quả là hỏa lực cũng như tầm hoạt động bị giảm bớt. Varyag cũng không có khả năng chứa các loại máy bay tiếp nhiên liệu, vốn thường rất nặng. Tương tự như vậy, các loại máy bay trinh sát cũng rất nặng nên không thể được sử dụng trên Varyag. Điều này khiến cho tàu sân bay Trung Quốc không có được hệ thống cảnh báo sớm, dễ bị không quân đối phương tấn công. Như vậy có thể thấy rằng dù đang tích cực rêu rao về sức mạnh quân sự của mình, nhưng nếu xét trên bình diện của một quốc gia lớn thì rõ ràng Trung Quốc đang ở thiếu yếu, có lẽ thế nên Bắc Kinh chỉ dám hùng hổ với các quốc gia nhỏ hơn, còn đối với các cường quốc khác thì họ sẽ phải ngoan ngoãn cúi đầu... (Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN) |
Home »
Quan hệ Mỹ - Trung
,
Quân đội Mỹ
,
Quân đội Trung Quốc
,
Vũ khí chiến lược
» >> Vũ khí chiến lược Trung Quốc bị Mỹ bắt bài
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !