Tạp chí hàng không Airforces Monthly mới đây có một bài viết toàn diện về lịch sử hình thành và sự phát triển của những phi đội tiêm kích MiG-29 tiên tiến nhất của Không quân Iran. >> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN >> Su-27 ra Trường Sa Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Iran. Bài viết có tiêu đề "Thần hộ vệ (bầu trời) của Tehran – MiG-29 Fulcrum của Không quân Iran (IRIAF)". Dưới đây nội dung bài viết: Sau cuộc chiến với quốc gia làng giềng Iraq, hơn 52% số máy bay chiến đấu của Không quân Hồi giáo Iran đã bị bắn hạ. Đa phần các máy bay F-4, F-5 và F-14 đều không hoạt động do thiếu phụ tùng, và phần lớn các máy bay có khả năng chiến đấu đều chỉ có khả năng hoạt động 1 phần nhiệm vụ. Không quân Iran lúc đó rất muốn bù lấp khoảng trống lớn lao này. Năm 1989, nhân chuyến thăm Liên Xô của Tổng thống Iran, lúc đó là ông Hashemi Rafsanjani, hai nước đã ký nghị quyết, hợp đồng về mặt quân sự, kinh tế và công nghiệp trị giá 10 tỷ USD. Trong đó, có các điều khoản liên quan đến thương vụ mua bán MiG-29 cho Không quân Iran. Cần nhớ, những năm cuối của cuộc chiến (1987), do Moscow hỗ trợ chế độ Saddam Hussein, kẻ thù của nước Cộng hòa Hồi giáo, Iran buộc phải đàm phán với Trung Quốc để mua máy bay Chengdu J-7. Tới năm 1989, quan hệ ngoại giao giữa Tehran và Moscow lại có bước tiến triển nên việc mua máy bay chiến đấu từ Liên Xô được thông qua. Hợp đồng ban đầu được ký vào ngày 15/11/1989, nội dung gồm việc mua 14 máy bay MiG-29A và 6 máy bay huấn luyện MiG-29UB cho một phi đội IRIAF, huấn luyện 40 phi công, đa phần là những người từng được đào tạo ở Mỹ để lái các máy bay F-4, F-5 và F-14 trước Cách mạng Hồi giáo 1979, cùng với 200 kỹ thuật viên mặt đất và nhân viên hỗ trợ. Vũ khí kèm hợp đồng gồm 150 tên lửa R-27R, 400 tên lửa R-60MK và 300 tên lửa R-73E, 40 bình nhiên liệu phụ, ống phóng rocket B-8M và bom không điều khiển FAB. Toàn bộ số máy bay MiG-29 cho Iran được bàn giao giữa tháng 10-12/1990. Trong đó, một máy bay MiG-29A đâm xuống biển Caspian. Trong tai nạn này, một phi công Nga đã thiệt mạng. Sau đó, Liên Xô bồi thường Iran một máy bay tương tự. Trong khoảng thời gian này, IRAF cố gắng tái sinh các phi đội chiến đấu nên mua thêm 12 chiếc MiG-21PFM của Đông Đức, 4 máy bay MiG-21U cho mục đích đào tạo phi công. Tuy nhiên, chỉ có 2 chiếc MiG-21U được bàn giao, số còn lại bị cấm vận do 2 miền Đông và Tây Đức thống nhất. Không quân Iran còn cử 12 phi công đi đào tạo ở nước ngoài. Đa phần các phi công bị từ chối nhập học ở Học viện hàng không Liên Xô, Triều Tiên và Đông Đức do trình độ tiếp thu kém. Cuối cùng, chỉ có 3 phi công đỗ các khoá học bay tại Liên Xô. Số còn lại học các khoá kỹ thuật cho máy bay MiG-29. Sau khi được bàn giao 20 máy bay MiG-29, 48 máy bay nữa được đặt sản xuất ở Liên Xô vào mùa đông năm 1992. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Do phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và muốn gia tăng quan hệ ngoại giao với Mỹ, Nga chặn đa số các hợp đồng mua bán vũ khí cũ của Liên Xô với Iran. Trong đó, có hợp đồng 48 chiếc MiG-29 ký chưa ráo mực. Món quà từ Iraq Chiến dịch Bão táp Sa mạc (Operation Desert Storm) của Mỹ làm 144 máy bay Iraq chạy sang Iran giữa ngày 23-28/1/1991. Trong những ngày căng thẳng của cuộc chiến giữa một bên là chế độ Sadam Hussein ở Iraq và một bên là Mỹ và đồng minh, bốn chiếc MiG-29 của phi đội 6 của Không quân Iraq đóng tại Tammuz đã tìm cách "tị nạn" tại Iran. Những máy bay này hạ cánh gần thành phố Hamedan, phía Tây Iran trong một buổi sáng trời mưa ngày 27/1. Ngay lập tức, số máy bay trên được cất vào nhà kho ở phía bắc căn cứ cho đến khi Bộ Tham mưu Không quân Iran cho phép gia biên chế số máy bay “tị nạn” này vào các vào tháng 7/1993. Chiếc MiG-29 3-6307 được dùng vào dự án tự chủ, tự cường sản xuất hàng nội địa cho quân sự Jihad tên là Talle (nghĩa là "may mắn"). Năm 1994, trong dự án đó, 1 que tiếp dầu được lắp vào hông của máy bay số 3-6307 để thực hiện tiếp dầu trên không từ khoang phụ Beech 1080, gắn trên cánh của máy bay Boeing 707-3J9C. Sau này, trong cuộc diễu binh "Tuần Quốc phòng Thần thánh", máy bay 3-6307 được trưng bày trước công chúng sau một chiếc 707-3J9C. Tuy nhiên, dự án này bị huỷ bỏ, do các kỹ sư của chương trình Jihad không biết cách chuyển nhiên liệu từ que tiếp dầu vào bình xăng chính của MiG-29. Các kỹ sư của chương trình Jihad tiếp tục thực hiện 1 dự án nữa trên máy bay MiG-29 vào những năm 1990, tên là Khorshid (Mặt trời toả sáng). Chương trình gồm việc gắn 2 bình xăng phụ ngoài cánh vào các điểm cứng trên giá đỡ mới ở phần bụng của máy bay MiG-29UB 3-6305. |
>> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1)
Written By Unknown on 3 tháng 7, 2012 | Thứ Ba, tháng 7 03, 2012
Nhãn:
Không quân Iran,
Tehran,
Tiêm kích MiG-29
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !